"World Cup của bóng chết”

2018062111:02
Theo http://choidaga.com/ Sự hỗ trợ của công nghệ VAR đã đem đến cho World Cup 2018 một nét riêng – “World Cup của bóng chết”.

Tất cả các đội bóng tại World Cup 2018 đều đã thi đấu ít nhất 1 trận. Việc không có trận đấu nào kết thúc với tỷ số hòa 0-0 là tín hiệu vui đối với các CĐV. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, những người yêu bóng đá theo cách thuần túy sẽ cảm thấy thất vọng.

Theo http://www.choi79.com/, một nửa số bàn thắng được ghi tính đến thời điểm này xuất phát từ các tình huống cố định. Đó là kết quả của sự trợ giúp đắc lực từ công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR).

Với cách nhìn hài hước trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng, VAR – với lần đầu tiên ra mắt ở World Cup, đã “kiến tạo bàn thắng” còn nhiều hơn cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo.

Aliou Cisse, HLV của đội tuyển Senegal, nhận định: "Chúng ta đều biết, ngày nay, hệ thống phòng ngự ngày càng chặt chẽ nên các tình huống cố định là vũ khí quan trọng trong các trận đấu tại vòng bảng".

Những con số đã chỉ rõ điều đó.

Sau trận Thụy Điển thắng Hàn Quốc 1-0, với bàn thắng từ chấm 11m được quyết định bởi VAR, thống kê từ Opta Sports cho thấy, có đến 53,8% trong 26 bàn thắng đến từ các tình huống cố định.

Ở 5 trận đấu tiếp theo, trừ chiến thắng 3-0 của Bỉ trước Panama, trận nào cũng có ít nhất 1 bàn thắng được xuất phát từ các tình huống “bóng chết”.

Cũng thống kê về vấn đề này, Mads Davidsen – Giám đốc kỹ thuật của CLB Shanghai SIPG, nói: "Thống kê này cao hơn đáng kể so với các giải đấu trước. Tại Euro 2016, chỉ có 30% số bàn thắng từ ‘bóng chết’ và kỳ World Cup gần đây nhất năm 2014 cũng chỉ khoảng 38%".

Theo http://tylemacao.com/ Davidsen, một thành viên thuộc chương trình HLV của UEFA từ Đan Mạch, nói thêm: "Các giải đấu cúp luôn có tỉ lệ ghi bàn từ các tình huống cố định cao hơn giải VĐQG, bởi ‘dễ’ để chuẩn bị và tập hơn, nhất là khi các ĐTQG có quá ít thời gian cùng nhau trong năm để hướng tới tập về lối chơi.

"Không nghi ngờ gì nữa, VAR đã có những ảnh hưởng lớn".

Tại World Cup 2014, cả giải chỉ có 13 lần các trọng tài thổi phạt 11m (không tính những loạt đá luân lưu). Còn lúc này tại Nga, đã có 10 cú đá penalty, dù mới chỉ là chặng đường đầu tiên.

Nhưng tất nhiên, cũng nhờ các tình huống cố định, người xem được thấy tỉ lệ đá phạt thành công cao hơn so với những giải đấu trước. Lý do là trái bóng Telstar 18 được thiết kế để ổn định hơn trên đường bay.